Xiaomi 14 Series ra mắt với ống kính Leica thế hệ mới
Ngày 30.12, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế công bố quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm Giám đốc Sở Du lịch và Sở Ngoại vụ. Theo đó, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế điều động bà Trần Thị Hoài Trâm, Bí thư Huyện ủy Nam Đông, đến nhận công tác tại Sở Du lịch và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Du lịch trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 31.12.2024.Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng ký Quyết định số 3435/QĐ-UBND ngày 30.12 về việc điều động ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch, giữ chức vụ Giám đốc Sở Ngoại vụ. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực kể từ ngày 31.12.2024.Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, chúc mừng và đánh giá cao những đóng góp của bà Trần Thị Hoài Trâm và ông Nguyễn Văn Phúc trong thời gian công tác vừa qua.Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế mong muốn trong thời gian tới cả hai tiếp tục phát huy hơn nữa những thế mạnh vốn có, để cùng tập thể Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công. Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 1.1.2025, Huế là thành phố trực thuộc T.Ư, sẽ nhập H.Nam Đông với H.Phú Lộc để thành lập H.Phú Lộc mới. Vì vậy, việc điều động sắp xếp này là thực hiện đề án sắp xếp nhân sự của TP.Huế trực thuộc T.Ư. Riêng kế hoạch tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có phương án sắp xếp các sở, ngành; trong đó Sở Du lịch dự kiến sẽ hợp nhất với Sở VH-TT, tên sở sau sắp xếp dự kiến là Sở VH-TT-DL.Thấy gì từ loạt kỷ lục của chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại?
"Công ty cùng ban lãnh đạo trân trọng và đánh giá cao những đóng góp xuất sắc của ông Zhao trong suốt nhiệm kỳ của mình", Honor đăng thông báo chính thức sau thông tin CEO từ chức vì "lý do cá nhân". Trong một bản ghi chú nội bộ được truyền thông Trung Quốc công bố và người phát ngôn của Honor xác nhận, ông Zhao cho biết quyết định từ chức liên quan đến sức khỏe cũng như kế hoạch nghỉ ngơi, phục hồi, đồng thời để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.Vị cựu CEO xem đây là "quyết định khó khăn nhất từng đưa ra". Người ngồi vào vị trí này thay ông Zhao là Jian Li - nhân vật gia nhập Honor được 4 năm và đã trải qua nhiều vị trí quản lý cấp cao khác nhau.Theo CNBC, động thái này được đưa ra sau khi Honor có kế hoạch thực hiện IPO (niêm yết cổ phiếu lần đầu), một dự định được hãng công bố từ năm 2023. Trước đó, vào năm 2020, Honor đã tách khỏi "gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc" Huawei nhằm tránh lệnh trừng phạt thương mại Mỹ áp lên thương hiệu này cũng như mảng kinh doanh smartphone đang lên "như diều gặp gió".Trong suốt thời kỳ lãnh đạo của CEO George Zhao, Honor liên tục ra mắt nhiều mẫu smartphone mới, tập trung vào các thị trường quốc tế. Ông cũng hướng sự phát triển của thương hiệu tới các dòng máy cao cấp, trong đó có điện thoại gập, với tầm nhìn đưa công ty vươn khỏi Trung Quốc và thách thức các thương hiệu như Samsung, Apple.Kết quả, thị phần Honor tại Trung Quốc tăng từ 9,8% vào năm 2020 lên hơn 15% năm 2024, theo dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research. Bên ngoài quê hương, công ty cũng đạt tăng trưởng từ dưới 1% lên ngưỡng 2,3% cùng kỳ.Về Jian Li, ông từng là một trong những chuyên gia kỳ cựu của Huawei, gia nhập tập đoàn năm 2001 và được đưa vào Ban Giám sát công ty năm 2017. Ông có nhiệm vụ quản lý chiến lược và hoạt động toàn cầu của Huawei trước khi rời công ty ở giai đoạn 2020 - 2021, sau đó gia nhập Honor với tư cách là một trong những thành viên cốt lõi thuộc đội ngũ quản lý bộ phận nhân sự (HR).
Nỗ lực được đền đáp của cầu thủ bóng rổ người Mỹ gốc Việt Dominique Tham
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Theo thầy Thích Tục Thịnh, qua các văn bia còn lưu lại đến ngày nay, chùa Cao Xá được xây dựng lần đầu vào năm 1542, tính đến nay đã gần 500 năm, với các công trình như: tiền đường, tam bảo, nhà mẫu, nhà bia.
'Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp mới, không phẫu thuật'
TAND tối cao vừa có hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 266/2025/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đề nghị đặc xá hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù.Cụ thể, đối tượng được đề nghị đặc xá là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải có đủ: các điều kiện quy định tại khoản 2 điều 3 Quyết định số 266/2025/QĐ-CTN của Chủ tịch nước; là người đang được tòa án có thẩm quyền quyết định cho tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù theo đúng quy định tại bộ luật Hình sự.Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù còn phải có nơi cư trú rõ ràng; quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù tính đến ngày 30.4.2025 vẫn đang có hiệu lực thi hành.Trong khi đó, đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đặc xá (theo quy định tại khoản 2 điều 3 Quyết định số 266/2025/QĐCTN của Chủ tịch nước) hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù để đáp ứng yêu cầu về đối nội hoặc đối ngoại của Nhà nước.Những người này phải thuộc một trong các trường hợp: có văn bản thông báo ý kiến của Chủ tịch nước yêu cầu đặc xá; có văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế đề nghị đặc xá; có văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, các ban Đảng ở T.Ư, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị đặc xá.Theo hướng dẫn của TAND tối cao, hồ sơ đề nghị đặc xá cho người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm: phiếu đề nghị xét đặc xá cho người bị kết án, đơn đề nghị đặc xá của người bị kết án, bản cam kết của người có đơn đề nghị đặc xá, bản sao quyết định thi hành án của người bị kết án, bản sao quyết định (hoặc các quyết định) tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án đang còn hiệu lực tính đến ngày 30.4.2025, các văn bản, tài liệu chứng minh đã chấp hành xong hình phạt bổ sung…Hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đặc xá hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù cũng tương tự.Khi nhận được văn bản thông báo ý kiến của Chủ tịch nước yêu cầu đặc xá hoặc văn bản đề nghị đặc xá của các cơ quan, tổ chức như đã nêu, TAND cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt thuộc quyền quản lý của tòa án mình.Chánh án TAND cấp tỉnh, chánh án tòa án quân sự cấp quân khu thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp về kết quả lập danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt để kiểm sát theo quy định.Sau khi nhận được kết quả kiểm sát bằng văn bản của viện kiểm sát cùng cấp, TAND cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu tổng hợp và gửi danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt về TAND tối cao trước ngày 1.4.2025 để TAND tối cao tổng hợp, xin ý kiến các cơ quan có liên quan, báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.